Khuyến khích các trường đề xuất phương án tuyển sinh gửi Bộ

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
Sau buổi họp với Bộ GD&ĐT ngày 5 3 theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam (Hiệp hội) đã có công văn gửi các trường thành viên, thông báo nội dung buổi họp Để bạn đọc nắm được về tình hình ...
1. Tại buổi họp, Chủ tịch Hiệp hội - Giáo sư Trần Hồng Quân đã nêu ngắn gọn 4 vấn đề:
 
a/ Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thấy rõ tình trạng khó khăn có thể dẫn đến đổ vỡ của một số trường ngoài công lập; dễ tạo hiệu ứng dây chuyền làm thất bại chủ trương Xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước. Phải tìm nguyên nhân với tinh thần là người trong cuộc.

b/ Chính sách tuyển sinh là nguyên nhân trực tiếp nhất cho tình hình nói trên với các trường, Bộ cần cho thực hiện Điều 34 của Luật Giáo dục đại học từ mùa tuyển sinh này để cho các trường được tự chủ tuyển sinh như luật định, không có lý do gì xác đáng để kéo dài, vô hình chung vô hiệu hoá Luật đến 2015 như Bộ từng tuyên bố. Cần sớm bỏ "ba chung", bỏ điểm sàn. Thực hiện "hai trong một" , lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT, cùng với thành tích học tập cấp trung học phổ thông  mà xét tuyển vào đại học. Nếu không có giải pháp thích hợp, e một số trường không chịu đựng được.
 
c/ Đề nghị Bộ tác động các Bộ liên quan để thực hiện Điều 66 của Luật Giáo dục đại học về ưu đãi thuế cho các trường ngoài công lập, xoá bỏ ngay cách dánh thuế khắc nghiệt hiện nay.

d/ Bảo đảm công bằng giữa sinh viên trường công và trường tư trong chính sách học bổng và học phí. Sinh viên trường công lập được học bổng, được hỗ trợ chi phí đào tạo nên chỉ phải đóng học phí thấp. Sinh viên trường tư thì không được. Kinh phí nhà nước cũng là thuế do dân đóng. Họ đều là công dân, phải được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Không thể để sinh viên trường tư thiệt thòi như lâu nay, khi mà trong số họ có rất nhiều em con nhà nghèo. Điều này cũng tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh lành mạnh giữa các loại trường.

Do thời gian có hạn, Hiệp hội đề nghị buổi họp chưa đề cập đến những vấn đề lâu dài mà tập trung trao đổi những kiến nghị trước mắt nhằm giải cứu cho hệ thống trường đại học cao đẳng ngoài công lập, có liên quan tới việc triển khai chủ trương xã hội hoá giáo dục.
 
(Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà), GS. Hoàng Xuân Sính (Trường ĐH Thăng Long), VS. Cao Văn Phường (Trường ĐH Bình Dương), GS. Trần Hữu Nghị (Trường ĐHDL Hải Phòng) TS. Lê Trường Tùng (Trường ĐH FPT), TSKH. Phan Quang Trung ( PCT Hiệp hội) đã lần lượt phát biểu ý kiến.

khuyen-khich-cac-truong-de-xuat-phuong-an-tuyen-sinh-gui-bo
Thứ trưởng Bùi Văn Ga truyền đạt quan điểm của Bộ trưởng: Bộ GD&ĐT ủng hộ các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng.


2. Trong không khí cởi mở và thẳng thắn, sau khi đã nghe hết các ý kiến trên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã lần lượt trao đổi và giải đáp một số vấn đề mà Hiệp hội và các đại biểu nêu ra:
 
a/ Bộ khẳng định trường đại học tư thục là trường của các nhà trí thức, nhà đầu tư và của cả ngành, của Bộ GD&ĐT. Thành công và thất bại của hệ thống trường này là của Đảng, của Bộ và của tất cả. Bộ luôn tôn trọng, không hề có mặc cảm nào cả, đối xử công bằng với các trường công cũng như tư. Có điều Bộ không thể biết hết được những khó khăn và mọi chuyện của mỗi trường.
 
Hiệp hội tán thành quan điểm đó của Bộ, nhưng cũng lưu ý rằng  nhiều văn bản được ban hành trong các năm vừa qua chưa phản ánh đúng nội dung quan điểm này.
 
b/ Về những chính sách đối với trường ngoài công lập.
 
- Về thuế: Bộ đồng tình với Hiệp hội,vừa qua Bộ đã ký văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các điều khỏan về thuế của Luật Giáo dục đại học để các trường ngoài công lập được thực hiện ngay từ năm 2013, không còn phải kèm theo điều kiện quy định về số mét vuông đất cho mỗi sinh viên nữa như đã hướng dẫn  thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP.

Hiệp hội hoan nghênh việc làm này của Bộ. 
 
- Về hỗ trợ cấp đất sạch cho các trường ngoài công lập, Nhà nước không tìm được nguồn vốn để thực hiện như quy định ở Nghị định 69/2008/NĐ-CP. Chủ trương giãn các trường ra bên ngoài thành phố Bộ đang cố gắng thực hiện, nhưng chưa làm được bao nhiêu.
 
Quan điểm của Hiệp hội là nếu đã thấy khó khăn của Nhà nước thì Bộ không nên thúc bách các trường ngoài công lập phải đảm bảo tiêu chí  quy định diện tích về đất, càng không nên lấy tiêu chí đó mà hạn chế hoặc đình chỉ tuyển sinh.
 
c/ Về thi và tuyển sinh. Đây là vấn đề rât nóng, đang có nhiều ý kiến khác nhau về nên bỏ hay không bỏ thi 3 chung và điểm sàn. Bộ cần phải cân nhắc kỹ. Nếu chưa bỏ kỳ thi 3 chung thì cũng chưa thể bỏ điểm sàn vì có liên quan đến yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo. Do vậy, từ nay đến năm 2015 vẫn duy trì kỳ thi "ba chung" như hiện nay, mà đã thi ba chung thì phải có điểm sàn.

Trước ý kiến cho rằng Bộ bảo thủ, không muốn bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học theo hình thức ba chung đã lạc hậu, thay vì, tập trung nguồn lực tổ chức thật tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, rồi dùng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT này để xét tuyển, vừa bớt được một kỳ thi nặng nề, tốn kém, phiền hà mọi mặt không cần thiết, lại vừa phù hợp với xu thế chung  hiện nay của khu vực và quốc tế, Bộ cho rằng “hiện tại chưa thể tổ chức tốt và cũng chưa thể tin cậy hoàn toàn vào kỳ thi tốt nghiệp THPT được. Do đó, việc triển khai tuyển sinh dựa trên cơ sở xét  kết quả kỳ thi THPT  phải thận trọng, cần cân nhắc thật kỹ để tránh "lợi bất cập hại. Từ nay đến hết năm 2015 vẫn thi như hiện nay. 

Bộ đã gợi ý các trường chủ động xây dựng đề án tuyển sinh riêng, Bộ xem xét và quyết định. Vừa qua, Bộ đã đồng ý cho 10 trường của khối văn hóa nghệ thuật được tự chủ tuyển sinh vì có phương án phù hợp, khả thi, có sự giám sát của Bộ chủ quản.
 
Hiệp hội hoan nghênh Bộ khuyến khích các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng, nhưng không thống nhất với lời giải thích của Bộ về khả năng xét tuyển vào đại học. Việc duy trì kỷ cương để có được một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông không phải là việc quá khó, bất khả thi, nếu Bộ ý thức được trách nhiệm chính trị của mình. Vả lại Bộ đã từ lâu cho phép các trường đại học: RMIT, Việt Đức... được tự chủ tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển trên cơ sở bằng tốt nghiệp THPT hiện nay, không chờ đổi mới thi tốt nghiệp THPT. Không lý gì không cho các trường Việt Nam làm như các trường đó. 
Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn

Điểm thi năm 2013 Điểm thi lớp 10 năm 2013
10 10 668 Designed by